Diễn đàn Lịch Sử - THCS Thuận Giao
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÀI 26 VÀ BÀI 27: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Go down

BÀI 26 VÀ BÀI 27: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX Empty BÀI 26 VÀ BÀI 27: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Bài gửi by Admin Mon Apr 06, 2020 5:58 pm

A. NỘI DUNG
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA CHIẾU CẦN VƯƠNG
*Phong trào Cần Vương:
“Cần Vương” nghĩa là giúp vua, phò vua giúp nước
- Nguyên nhân diễn ra phong trào Cần vương :
+Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884.
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết (05/07/1885) thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán => Chiếu Cần Vương được ban ra
=> Từ đó bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là các tỉnh Trung và Bắc kì. Nhiều tướng lĩnh, văn thân, sĩ phu cùng tham gia. Năm 1888 do bị phản bội nên vua Hàm Nghi bị bắt đi đày.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao. Thực dân Pháp tăng cường càn quét mạnh, để duy trì hoạt động các nghĩa quân phải chuyển địa bàn liên tục. Đến 1896 phong trào Cần vương kết thúc.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Hoạt động riêng lẽ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn
+ Thiếu lãnh đạo, thiếu tính liên kết, vũ khí thô sơ, lực lượng chênh lệch
+ Chưa có tinh thần chiến đấu, khi thấy sự bất lợi 1 số thủ lĩnh đã đầu hàng nhanh chóng.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
+ Cần có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa. Luôn cần chủ động và linh hoạt trong chiến thuật…
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887): Giảm tải
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892): Giảm tải
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895):
- Căn cứ chính: Ngàn Trươi, Vụ Quang.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Thời gian: 1885-1895.
- Địa bàn hoạt động: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình.
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): Tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo…
+ Giai đoạn 2 (1888-1895):
. Là thời kì chiến đấu của nghĩa quân.
. 28/12/1895: Phan Đình Phùng mất, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần và tan rã.
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.
+ Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Em hãy giới thiệu vua Hàm Nghi (10-15 dòng)? Vai trò của vua Hàm Nghi đối với phong trào Cần Vương?
Câu 2: Giới thiệu về kinh thành Huế (10-15 dòng)? Tính đến năm 2019 Việt Nam đã có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới? Em hãy kể tên?
*LƯU Ý:
- 2 câu hỏi bài tập sẽ lấy điểm 15 phút.
- Nội dung:
+ Em ghi rõ họ tên, lớp vào góc bên TRÁI của vở ghi. (KHÔNG ghi họ tên lớp vào VỞ thì Thầy sẽ không chấm điểm).
+ Em trình bày vào VỞ ghi bài rõ ràng, không sai chính tả, không bôi xóa và đầy đủ. (Nên làm ngoài NHÁP trước rồi chép lại).
- Hình thức nộp: Chụp hình gửi ZALO cho Thầy. (Nếu thấy Thầy thả tim vào hình ảnh thì xác nhận em đã nộp bài).
- Hạn chót: 21 giờ, THỨ SÁU (10/4/2020)
THẦY CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THẬT HIỆU QUẢ.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 72
Join date : 30/03/2020

https://monsu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết